Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024)
- Được đăng: Thứ sáu, 11 Tháng 10 2024 08:59
- Lượt xem: 301
(TUAG)- Công tác tuyên truyền kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc góp phần nâng cao nhận thức về truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng của dân tộc; giáo dục tư tưởng chính trị, lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân; bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Toàn cảnh Hội nghị Geneva về Đông Dương tại Thụy Sĩ (1954). Ảnh: Tư liệu
Để đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nâng cao nhận thức về truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng của dân tộc; giáo dục tư tưởng chính trị, lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân; bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Công văn số 6964, ngày 10/10/2024 đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức tốt công tác tuyên truyền kỷ niệm sự kiện bằng các hình thức phù hợp như trên báo chí, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, qua tổ chức hội nghị, tọa đàm, sinh hoạt Đảng và sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, qua tuyên truyền cổ động trực quan... Trong đó, tập trung một số nội dung sau:
Bối cảnh tình hình đất nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam; chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc đưa cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc; ý nghĩa lịch sử của sự kiện; khẳng định việc đưa cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc là một quyết định mang tầm chiến lược, đây không chỉ là đợt chuyển quân thông thường mà còn là đợt chuyển quân mang trong đó những chủ trương, chính sách về quản lý, đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng - đào tạo đội ngũ cán bộ, chiến sĩ vừa góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Diễn biến, quá trình của cuộc chuyển và nhận quân tập kết ra Bắc năm 1954 của cả hai miền Nam - Bắc; những chỉ đạo từ Trung ương đến các địa phương; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ cấp ủy, chính quyền đến các tổ chức đoàn thể Nhân dân để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó.
Khẳng định truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí quyết tâm thống nhất đất nước với chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”; khẳng định Nhân dân hai miền Nam - Bắc luôn đoàn kết một lòng vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, dũng cảm trong xây dựng và chiến đấu ở mọi thời kỳ cách mạng của dân tộc; Nhân dân miền Bắc chuẩn bị chu đáo những điều kiện tốt nhất, đón tiếp tận tình cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam như đón người thân, anh em ruột thịt của mình; khẳng định truyền thống cách mạng kiên cường của quân dân miền Nam, chấp hành tuyệt đối sự phân công, điều động của tổ chức với tinh thần “Đi hay ở đều là nhiệm vụ”.
Tình cảm sâu nặng và sự quan tâm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Nhân dân miền Nam thông qua các cuộc gặp của Bác với đồng bào, chiến sĩ miền Nam, qua bức thư thăm hỏi, động viên, căn dặn bộ đội, cán bộ và các gia đình từ miền Nam ruột thịt tập kết ra Bắc.
Tuyên truyền việc phát huy những kết quả đạt được qua 70 năm thực hiện chủ trương đưa cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam ra Bắc: khẳng định nhiều cán bộ, chiến sĩ, học sinh đã trở thành cán bộ, lãnh đạo các cấp, các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, các nhà khoa học đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, các nghệ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà báo nổi tiếng, nhiều doanh nhân tài ba, trong đó nhiều người đã trở thành anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động… góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước. Việc vận dụng những bài học kinh nghiệm của sự kiện Tập kết ra Bắc trong thực hiện chiến lược xây dựng, rèn luyện thế hệ cách mạng cho đời sau; xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
Cổ vũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân phát huy tinh thần của sự kiện tập kết ra Bắc tiếp tục đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới.
Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm sự kiện diễn ra ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là Lễ kỷ niệm, Chương trình cầu truyền hình, Hội thảo khoa học,… các hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, “Đền ơn, đáp nghĩa”, chăm lo đời sống Nhân dân; quảng bá các di tích lịch sử địa điểm tập kết ra Bắc 1954 và đón đồng bào tập kết đối với Nhân dân, du khách trong và ngoài nước.
Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông, quản lý chặt chẽ các hoạt động thông tin, truyền thông, nhất là việc đăng tải thông tin trên báo chí, trên Internet và mạng xã hội; phát hiện và xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin sai trái, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Đối với Bộ Ngoại giao, chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thông tin, tuyên truyền về sự kiện.
Đối với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về sự kiện tại các buổi sinh hoạt tại khu dân cư, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia các hoạt động “uống nước nhớ nguồn”, giao lưu, gặp gỡ, tri ân, tôn vinh những cán bộ, chiến sĩ và con em miền Nam tập kết ra Bắc.
Đối với Ban Chỉ đạo 35 Trung ương và các cấp, chỉ đạo tổ chức nắm tình hình, đấu tranh kịp thời với các hoạt động lợi dụng sự kiện để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta; ngăn chặn các thông tin không đúng sự thật và xử lý nghiêm các vi phạm.
Đối với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, tham mưu cấp ủy đảng thông tin, tuyên truyền về sự kiện; thường xuyên định hướng, kiểm tra việc đăng tải thông tin trên báo chí, mạng xã hội.
Vận động cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ tuyên giáo, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, người có uy tín, phóng viên các báo, đài đăng tải, chia sẻ thông tin tích cực về sự kiện.
Đối với các cơ quan thông tấn, báo chí, cần bám sát chỉ đạo, định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương để tổ chức các hoạt động tuyên truyền phù hợp trước, trong và sau sự kiện; đề cao trách nhiệm kiểm duyệt tin, bài, bảo đảm đúng định hướng tư tưởng chính trị; chỉ khai thác những thông tin chính thống có lợi cho quốc gia - dân tộc, tuyệt đối không đề cập đến nhân tố phức tạp liên quan đến những vấn đề lịch sử.
P.TT
Toàn cảnh Hội nghị Geneva về Đông Dương tại Thụy Sĩ (1954). Ảnh: Tư liệu
Để đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nâng cao nhận thức về truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng của dân tộc; giáo dục tư tưởng chính trị, lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân; bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Công văn số 6964, ngày 10/10/2024 đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức tốt công tác tuyên truyền kỷ niệm sự kiện bằng các hình thức phù hợp như trên báo chí, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, qua tổ chức hội nghị, tọa đàm, sinh hoạt Đảng và sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, qua tuyên truyền cổ động trực quan... Trong đó, tập trung một số nội dung sau:
Bối cảnh tình hình đất nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam; chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc đưa cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc; ý nghĩa lịch sử của sự kiện; khẳng định việc đưa cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc là một quyết định mang tầm chiến lược, đây không chỉ là đợt chuyển quân thông thường mà còn là đợt chuyển quân mang trong đó những chủ trương, chính sách về quản lý, đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng - đào tạo đội ngũ cán bộ, chiến sĩ vừa góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Diễn biến, quá trình của cuộc chuyển và nhận quân tập kết ra Bắc năm 1954 của cả hai miền Nam - Bắc; những chỉ đạo từ Trung ương đến các địa phương; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ cấp ủy, chính quyền đến các tổ chức đoàn thể Nhân dân để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó.
Khẳng định truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí quyết tâm thống nhất đất nước với chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”; khẳng định Nhân dân hai miền Nam - Bắc luôn đoàn kết một lòng vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, dũng cảm trong xây dựng và chiến đấu ở mọi thời kỳ cách mạng của dân tộc; Nhân dân miền Bắc chuẩn bị chu đáo những điều kiện tốt nhất, đón tiếp tận tình cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam như đón người thân, anh em ruột thịt của mình; khẳng định truyền thống cách mạng kiên cường của quân dân miền Nam, chấp hành tuyệt đối sự phân công, điều động của tổ chức với tinh thần “Đi hay ở đều là nhiệm vụ”.
Tình cảm sâu nặng và sự quan tâm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Nhân dân miền Nam thông qua các cuộc gặp của Bác với đồng bào, chiến sĩ miền Nam, qua bức thư thăm hỏi, động viên, căn dặn bộ đội, cán bộ và các gia đình từ miền Nam ruột thịt tập kết ra Bắc.
Tuyên truyền việc phát huy những kết quả đạt được qua 70 năm thực hiện chủ trương đưa cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam ra Bắc: khẳng định nhiều cán bộ, chiến sĩ, học sinh đã trở thành cán bộ, lãnh đạo các cấp, các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, các nhà khoa học đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, các nghệ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà báo nổi tiếng, nhiều doanh nhân tài ba, trong đó nhiều người đã trở thành anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động… góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước. Việc vận dụng những bài học kinh nghiệm của sự kiện Tập kết ra Bắc trong thực hiện chiến lược xây dựng, rèn luyện thế hệ cách mạng cho đời sau; xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
Cổ vũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân phát huy tinh thần của sự kiện tập kết ra Bắc tiếp tục đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới.
Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm sự kiện diễn ra ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là Lễ kỷ niệm, Chương trình cầu truyền hình, Hội thảo khoa học,… các hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, “Đền ơn, đáp nghĩa”, chăm lo đời sống Nhân dân; quảng bá các di tích lịch sử địa điểm tập kết ra Bắc 1954 và đón đồng bào tập kết đối với Nhân dân, du khách trong và ngoài nước.
Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông, quản lý chặt chẽ các hoạt động thông tin, truyền thông, nhất là việc đăng tải thông tin trên báo chí, trên Internet và mạng xã hội; phát hiện và xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin sai trái, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Đối với Bộ Ngoại giao, chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thông tin, tuyên truyền về sự kiện.
Đối với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về sự kiện tại các buổi sinh hoạt tại khu dân cư, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia các hoạt động “uống nước nhớ nguồn”, giao lưu, gặp gỡ, tri ân, tôn vinh những cán bộ, chiến sĩ và con em miền Nam tập kết ra Bắc.
Đối với Ban Chỉ đạo 35 Trung ương và các cấp, chỉ đạo tổ chức nắm tình hình, đấu tranh kịp thời với các hoạt động lợi dụng sự kiện để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta; ngăn chặn các thông tin không đúng sự thật và xử lý nghiêm các vi phạm.
Đối với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, tham mưu cấp ủy đảng thông tin, tuyên truyền về sự kiện; thường xuyên định hướng, kiểm tra việc đăng tải thông tin trên báo chí, mạng xã hội.
Vận động cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ tuyên giáo, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, người có uy tín, phóng viên các báo, đài đăng tải, chia sẻ thông tin tích cực về sự kiện.
Đối với các cơ quan thông tấn, báo chí, cần bám sát chỉ đạo, định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương để tổ chức các hoạt động tuyên truyền phù hợp trước, trong và sau sự kiện; đề cao trách nhiệm kiểm duyệt tin, bài, bảo đảm đúng định hướng tư tưởng chính trị; chỉ khai thác những thông tin chính thống có lợi cho quốc gia - dân tộc, tuyệt đối không đề cập đến nhân tố phức tạp liên quan đến những vấn đề lịch sử.
P.TT